2014.11.24 19:16 Nebraska Guns
2023.06.03 18:45 FrauAmarylis I did a Trial Run of Parenting to be sure I didn't want Kids:
2023.06.03 16:26 westside1931 The Gambino Crime Family - 1963
2023.06.03 09:10 RoboAct47 Awaken Arena Questions
2023.06.03 07:53 Big-Marsupial-3743 Personal thoughts about Costa Rica
2023.06.03 06:08 T-NNguyen Thăng trầm chữ Việt
![]() | Trần Nhật Vy submitted by T-NNguyen to T_NNguyen [link] [comments] Ngày 1-1-1882, chính quyền thực dân Pháp đã buộc người Việt ở Nam kỳ “phải dùng chữ quốc ngữ”. Nội dung quan trọng này nằm trong nghị định ra ngày 6-4-1878 “về việc dùng tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin” do thống đốc Nam kỳ Lafont ký. Nghị định trên ra đời sau 20 năm Pháp xâm chiếm nước ta và sau thế kỷ ra đời và phát triển của chữ Việt. https://preview.redd.it/nb9omaxf9q3b1.png?width=500&format=png&auto=webp&s=314d518ba4b61b3b1a8398a3923e8b9eb0dc3d87 Vì sao người Pháp ra nghị định 6-4-1878? Điều này được nói rõ trong nội dung nghị định. Nguyên văn như sau: “Xét rằng chữ viết của tiếng An Nam bằng mẫu tự Latin ngày nay đã khá phổ thông trong các tỉnh Nam kỳ, là thứ chữ dễ học hơn chữ Nho và tiện lợi nhiều so với chữ Nho trong việc làm cho những giao dịch giữa các quan cai trị với dân bản xứ được trực tiếp hơn. Xét rằng việc dùng hợp pháp thứ chữ đó chỉ làm cho dân chúng dễ đồng hóa với chính quyền ta, và vì thế thật là một đường lối chính trị tốt nếu bắt buộc dùng nó trong các giao dịch chính thức. Tuy nhiên, xét rằng một cải cách quan trọng như thế không thể thực hiện được ngay tức khắc, và để thực hiện nó cần có sự cộng tác của những tầng lớp lãnh đạo trong dân chúng. Chiếu đề nghị của quyền giám đốc nội vụ, sau khi hội đồng tư vấn đã được hội ý kiến, nay ra nghị định:
Và ngày 30-1-1882, thống đốc Nam kỳ Le Myre de Vilers ra nghị định nhắc lại lần cuối cùng: “kể từ ngày hôm nay, việc chỉ dùng những mẫu tự Pháp trở thành bắt buộc trên toàn cõi Nam kỳ thuộc Pháp, trong những giấy tờ chính thức viết bằng tiếng An Nam”. (Nguyễn Văn Trung – Chữ, văn quốc ngữ thời kỳ đầu Pháp thuộc). Có thể nói, kể từ ngày 1-1-1882, người Việt bắt đầu chính thức sử dụng thứ chữ viết từng được gọi là “chữ quốc ngữ, quốc ngữ hay tiếng An Nam dùng chữ Langsa”, thứ chữ viết hôm nay người Việt dù sống ở đâu, trên đất nước VN hay nơi nào đó trên thế giới đều xem là văn tự chính thống của người Việt. Để có được điều đó, chữ Việt đã trải qua nhiều thăng trầm. Ngược dòng chữ Việt Chúng ta đều biết chữ Việt do những giáo sĩ phương Tây tới Việt Nam truyền đạo sáng tạo vào thế kỷ 17. Và người được vinh danh nhiều nhất chính là giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Ngoài bức tượng nhỏ của ông dựng trong khuôn viên 161 Lý Chính Thắng (Quận 3), ông còn có tên đường ở ngay trung tâm TP.HCM. Thực tế có phải Alexandre de Rhodes là người duy nhất sáng tạo chữ Việt? Không hoàn toàn như vậy. Sáng tạo ra chữ Việt là công trình của nhiều người với mục đích ban đầu chỉ để truyền đạo. Theo Giáo sĩ Đắc Lộ và tác phẩm quốc ngữ đầu tiên của Nguyễn Khắc Xuyên, chữ Việt manh nha xuất hiện từ năm 1625-1626 trong một bức thư của giáo sĩ F. Buzomi, người Ý. Năm 1627, giáo sĩ Baldinotti đã xuất bản một bản Điều trần về xứ Đàng Ngoài có ghi một vài chữ quốc ngữ. Năm 1631, trong quyển Điều trần về xứ Đàng Trong của giáo sĩ Cristoforo Borri, người Ý, đã xuất hiện nhiều câu quốc ngữ như Scin (xin), Ciàm (chẳng), Gnoo (nhỏ), Chiam (chăng), Tlom (trong), Bua (vua)… Tuy nhiên, công lớn lại thuộc về các giáo sĩ Bồ Đào Nha. Giáo sĩ được đương thời coi là “thầy tiếng Việt” là Francesco de Pina. Hai “học trò” của Pina được thừa nhận có công lớn là giáo sĩ Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa. Hai giáo sĩ này là người đầu tiên viết từ điển Việt – Bồ và Bồ – Việt. Hai ông sau khi rời Hội An, định cư ở Macau gần 10 năm. Không may Gaspar d’Amaral tử nạn trên biển Macau vào tháng 2-1646 khi trên đường đến Việt Nam. Antonio Barbosa cũng mất một năm sau đó. Trước khi mất họ để lại trong nhà thờ San Pauli ở Macau những quyển từ điển Việt – Bồ – Latin mà họ đã sáng tạo. Và giáo sĩ Alexandre de Rhodes là người mang từ điển đó về châu Âu (Phạm Văn Hường – Đi tìm nguồn gốc chữ quốc ngữ). Đến năm 1651, quyển Từ điển Việt – Bồ – La ra đời dưới cái tên tác giả Alexandre de Rhodes. Và đây là cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên xuất hiện trên thế giới và ông Đắc Lộ (tên tiếng Việt của Alexandre de Rhodes) được công nhận là người có công trong việc sáng tạo chữ Việt. Những sáng tạo của các giáo sĩ phương Tây không thể không có sự góp phần của người bản xứ. Nhiều tài liệu đã nhắc tới “những người thầy không tên” của các giáo sĩ. Theo xơ Jean Berchmans Minh Nguyệt trong tập san MISS của Vatican, giáo sĩ Đắc Lộ đã học tiếng Việt với “một người thầy trạc 10-12 tuổi”, người sau này trở thành thầy giảng đạo giúp việc cho các giáo sĩ. Giáo sĩ Đắc Lộ đã nói về “thầy” của mình: “Chỉ trong vòng ba tuần lễ, chú bé đã dạy tôi học biết tất cả các cung giọng khác nhau của tiếng Việt và cách thức phát âm của từng chữ”. Những tài liệu khác cũng cho biết “thầy” của các giáo sĩ Amaral và Barbosa có tới 14 người. Những cái tên như Trâm, Văn Triều, Sang, Văn Tang, Cai, Văn Nhất… xuất hiện trong một tài liệu của Dòng Tên mang tên “Chung quanh mô thức rửa tội bằng thổ ngữ An Nam” (Huỳnh Ái Tông – Nguồn gốc chữ quốc ngữ). Chữ Việt thời kỳ đầu khác xa với chữ Việt hôm nay, thậm chí hôm qua. Những từ “oũ” (ông), “kẻ hằii” (kẻ hầu), “bên đoũ đa” (bên Đống Đa)… vẫn còn nhiều âm hưởng nước ngoài đối với người Việt. Tới khi xuất hiện trong Từ điển Việt – Bồ – La năm 1651 cũng còn những khoảng cách xa với chữ Việt mà chúng ta đang dùng: “bao nheo” (bao nhiêu), “tôi blả bấy nheo” (tôi trả bấy nhiêu), “muấn” (muốn), “đức chúa Blời” (đức Chúa Trời), “iêo” (yêu), “khoăn đã nao” (khoan đã nào), “nếo” (nếu)… Không chỉ có Từ điển Việt – Bồ – La, giáo sĩ Đắc Lộ còn được ghi nhận là có công đầu trong việc sáng tạo chữ Việt từ quyển Phép giảng tám ngày (1651) và phần “tiểu lược về tiếng An Nam hay tiếng Bắc kỳ” còn gọi là cuốn văn phạm VN đầu tiên (in chung với cuốn từ điển). Nếu Phép giảng tám ngày là cuốn sách chuyên về đạo đầu tiên của quốc ngữ thì cuốn văn phạm là sự sáng tạo không còn nghi ngờ gì nữa và là của riêng ông. “Tất cả tinh thần của tiếng nói là ở các dấu lên xuống” – giáo sĩ Đắc Lộ nhận xét. Có thể chính nhờ cuốn văn phạm này mà các giáo sĩ, người học chữ Việt đời sau cảm thấy dễ dàng hơn. Sau Filiphé Bỉnh là những ai đã học chữ Việt? Ít nhất chúng ta biết được một người, đó là linh mục Phillipe Phan Văn Minh, người đã góp sức cùng giáo sĩ Taberd viết cuốn Tư vị Taberd tại Ấn Độ và cũng là người mang cuốn sách này về Việt Nam. Hiện có rất ít tài liệu chứng minh ai là người đầu tiên theo học chữ Việt sau Đắc Lộ… Những người Việt trong nhà thờ Theo Đỗ Quang Chính ghi nhận trong văn khố Dòng Tên ở Roma có “một bức thư của thầy Igesco Văn Tín gửi cho linh mục Marini, viết ngày 12-9-1659” và “một tập lược sử nước Annam và một lá thư viết ngày 25-10-1659 của thầy Bento Thiện gửi linh mục Marini” hoàn toàn bằng chữ Việt (tập Lịch sử nước Annam). Những chữ Việt trong các tài liệu này tuy khác xa với chữ viết hôm nay nhưng tiếng Việt thời này đã thành một hệ thống đủ để thông tin và ghi chép. Thầy Văn Tín viết “ơn Thài xưa dạy dõ tôy nhèu đàng cho nên thàn mà ráp cậi thày cho nen chãng hai bai giờ vứang thày tôy càng buồn hơn nữa mà ướoc au cho được thai mạt Thài như con tlon mẹ vè cho được bú bại…” (ơn thầy xưa dạy dỗ tôi nhiều đàng cho nên thánh mà ráp cậy thầy cho nên chẳng hay bây giờ vắng thầy tôi càng buồn hơn nữa mà ước ao cho được thấy mặt thầy như con trông mẹ về cho được bú vậy). Thứ hai là bức thư của thầy giảng Biển Đức Thiện (Bento Thiện) viết tại Đàng Ngoài (ở Thăng Long) ngày 25-10-1659 cũng gửi cho linh mục G.F.de Marini cùng một thời gian với thư của thầy Văn Tín nên chữ viết tương tự. Đáng chú ý là tập Lịch sử Annam bằng tiếng Việt. Chỉ dài có 12 trang chữ nhỏ li ti khổ 19×28 (trang cuối khổ 12×6 và chỉ có chín dòng chữ) nhưng chứa đựng khá nhiều thông tin về lịch sử nước Việt ở các lĩnh vực chính trị, xã hội, thi cử, hành chính từ thời Lạc Long Quân cho đến thời Trịnh Nguyễn. Có thể coi đây là bản sơ thảo về lịch sử Việt Nam đầu tiên viết bằng chữ Việt sau khi quyển từ điển tiếng Việt đầu tiên ra đời năm 1651. Còn Thanh Lãng trong Biểu nhất lãm văn học cận đại phát hiện Filiphé Bỉnh (1759-1832), một linh mục Dòng Tên người Việt, là người viết chữ Việt, hơn 100 năm sau đó. Filiphé Bỉnh có thể rời Việt Nam năm 1794 và cư ngụ tại Bồ Đào Nha 30 năm. Thanh Lãng chưa tìm thấy tiểu sử của Filiphé Bỉnh nhưng tìm thấy khá nhiều tài liệu bằng chữ Việt của ông lưu trữ tại Lisbon, Bồ Đào Nha. Tới thành Macao thơ có lẽ là bài thơ bằng tiếng Việt đầu tiên do Filiphé Bỉnh sáng tác vào ngày 4 tháng chạp năm 1794. “Tôi đang gưỡi gắp (gửi gắm) chốn Ma cao. Hai chữ thanh nhàn xiết kễ bao. Hôm sớm phần hồn dầu mặc sức. Tháng ngày việc chác chẳng tơ hào. Xây dần (xoay vần) ám tiết hằng no ấm. Đáp đổi tứ mùa khỏi khát khao. Gần chợ gần soũ (sông) gần núi bể. Trăm mùi khôn chút vẻ tanh tao”. Vào thế kỷ 18 mà chữ nghĩa của Filiphé Bỉnh đã tiến gần với chữ Việt ngày nay cho thấy sự phát triển của chữ Việt khá mạnh mẽ trong suốt 100 năm trước đó. Sau Filiphé Bỉnh là những ai đã học chữ Việt? Ít nhất chúng ta biết được một người, đó là linh mục Phillipe Phan Văn Minh, người đã góp sức cùng giáo sĩ Taberd viết cuốn Tư vị Taberd tại Ấn Độ và cũng là người mang cuốn sách này về Việt Nam. Linh mục Phan Văn Minh (1815-1853) đồng hương với Trương Vĩnh Ký ở Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, huyện Tân Minh, tỉnh Vĩnh Long (nay là Bến Tre). Linh mục đã góp phần viết Khái luận về tiểu từ và đại từ (Tractatus de variis particulus et pronominibus), Cách đếm (Nomina numeralia, 10 trang), Thực vật chí Đàng Trong (Hortus Floridus Cocincinœ), Lược bày niêm luật làm văn làm thơ (Compendium versificationis anamiticœ)… Ông còn để lại một số tác phẩm bằng quốc ngữ như Nước trời ca, Phi năng thi tập… Sau linh mục Phan Văn Minh là ai nữa? Chưa biết. Nhưng chúng ta biết chắc rằng chữ Việt đã được gieo, nảy mầm và lớn lên trong lòng người Việt. Theo bước Đắc Lộ Hơn 100 năm sau, giám mục D’Adran tức giáo sĩ người Pháp Pierre Pigneaux de Béhaine còn được gọi là Bá Đa Lộc hay đức Cha cả (sinh năm 1741 tại Pháp, mất năm 1799 tại Sài Gòn), người từng giúp Nguyễn Ánh chống lại Tây Sơn, là người phương Tây học chữ Việt tiếp theo mà chúng ta biết. Ông đã biên soạn bộ tự vị Việt – La tại Sài Gòn từ tháng 9-1772 đến tháng 6-1773, với sự giúp đỡ của một số giáo sĩ người Việt và Pháp. Phần chính văn 662 trang là từ điển song ngữ, tiếng Việt được ghi theo hai lối viết (Nôm và quốc ngữ) xếp theo vần a, b, c, được giải nghĩa bằng tiếng Latin. Điểm đáng lưu ý là chữ quốc ngữ trong bộ tự vị này gần như hoàn toàn giống với chữ quốc ngữ hôm nay, các phụ âm đôi như bl, ml… của tiếng Việt thế kỷ 17 đã biến mất hẳn. “Điều thú vị là tuy biên soạn cách đây hơn 200 năm nhưng khi lật lại cuốn từ điển này, chúng ta không chỉ thấy được diện mạo của tiếng Việt thế kỷ 18, không chỉ phần nào hiểu được bối cảnh lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị nước ta vào thời kỳ đó mà còn thấy được từ ngữ cơ bản trong tiếng Việt hiện đại” (Võ Thị Minh Hà – tạp chí Ngôn Ngữ và Đời Sống số 7/2006). “Cái mới của tự vị Bá Đa Lộc là loại hẳn cách viết của Đắc Lộ và không còn thấy những nhóm phụ âm đầu mnhầm, mlầm. Nhóm bl như trong blái cũng không còn. Nhóm tl chỉ còn một từ tla. Sách có “lầm” mà không có “nhầm”, có “lanh” mà không có “nhanh”, có “lời” mà không có “nhời”. Có “nhơn” mà không có “nhân”; có “ơn” mà không có “ân”; nhưng vừa có “mần” vừa có “làm”…(Mien Ngoc – sachxưa.net). Sau Bá Đa Lộc, “học trò chữ Việt” là giáo sĩ Taberd. Ông này đã soạn bộ Nam Việt dương hiệp tự vị, thường được gọi là Tự điển Taberd, in năm 1838 tại Ấn Độ. Từ điển Taberd gồm ba phần:
Nét đặc biệt của Tự vị Taberd là “dạy làm thơ, hò vè, phú…” điều mà hầu như chưa có từ điển nào làm. Thế nhưng suốt 200 năm, kể từ 1651-1861, do chính quyền cấm đạo, do giới trí thức nho học bỏ qua hoặc không để ý tới, do bị nghi kỵ thứ “chữ của người nước ngoài”, chữ Việt vẫn chìm trong “bí mật” và chỉ phát triển quanh quẩn trong các nhà thờ, các xứ đạo Thiên Chúa giáo. Trong thời gian này, chữ Việt dần hoàn thiện. Những học trò chữ Việt sau đó như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký đã góp phần làm cho chữ Việt hoàn chỉnh một bước nữa. Và đến khi chữ Việt được xuất hiện công khai trên tờ Gia Định báo năm 1865 thì đã tiến gần sát với chữ Việt ngày nay. Không chỉ thúc ép đội quân viễn chinh Pháp trong việc bắt buộc triều đình nhà Nguyễn chấp nhận điều khoản mà cả triều đình lẫn giới sĩ phu lúc bấy giờ không chịu chấp nhận là “tự do truyền đạo”, mà các thừa sai còn thúc ép Pháp phải buộc người Việt “sử dụng chữ quốc ngữ”. Thế nhưng đâu là nguyên nhân chính? Bởi đã là người chiến thắng, Pháp có nhiều hơn một trong việc lựa chọn ngôn ngữ để cai trị, ngoài chữ nho. Trong đó tiếng Pháp cũng là một lựa chọn. Thế nhưng người Pháp đã chọn chữ quốc ngữ. https://preview.redd.it/u8w0494k9q3b1.png?width=500&format=png&auto=webp&s=fd1bcb39655427f633d53597e091da509e355d94 Vì sao người Pháp chọn quốc ngữ? Đây là phần “tối” nhất trong nhiều nghiên cứu về quốc ngữ trong văn học sử của nước ta. Có không nhiều nghiên cứu nêu rõ nguyên nhân, lý do thực dân Pháp “quyết liệt” ép người Nam kỳ học quốc ngữ thay vì tiếng Pháp. Chúng tôi tìm thấy trong nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung vấn đề này. “Ở đây cần để ý một điều là trước khi người Pháp xâm chiếm nước ta, các nhà truyền giáo thuộc nhiều quốc tịch châu Âu đã theo đường lối “tôn trọng thích nghi văn hóa, phong tục những nước bị truyền giáo (nhất là các nhà truyền giáo thuộc Dòng Tên)”. Chính trong tinh thần đó mà họ sáng chế ra chữ quốc ngữ. Đến thời Pháp xâm lược, các nhà truyền giáo Dòng Tên phải nhường chỗ cho Hội thừa sai Paris và những người này đều là người Pháp, theo một đường lối truyền giáo cứng rắn chủ trương xóa bỏ, tiêu diệt tất cả những gì là phong tục, văn hóa, tư tưởng của các nước bị truyền giáo không hợp với giáo lý Thiên Chúa. Hơn nữa, họ còn đồng hóa quyền lợi nước Pháp với quyền lợi của đạo nên họ đã tích cực góp phần vào việc thiết lập chế độ thực dân”. (Nguyễn Văn Trung – Chữ, văn quốc ngữ thời đầu Pháp thuộc). Với tinh thần đó, các giáo sĩ đã thúc ép chính quyền Pháp chọn chữ quốc ngữ thay vì chữ Pháp. Không chỉ thúc ép đội quân viễn chinh Pháp trong việc bắt buộc triều đình nhà Nguyễn chấp nhận điều khoản mà cả triều đình lẫn giới sĩ phu lúc bấy giờ không chịu chấp nhận là “tự do truyền đạo”, mà các thừa sai còn thúc ép Pháp phải buộc người Việt “sử dụng chữ quốc ngữ”. Theo Nguyễn Văn Trung, Lanessan đã ghi: “Tôi còn giữ trong tay một thư của giám mục Puginier, trong đó ngài trình bày mục đích việc phiên âm bằng chữ Latin một cách thật rõ rệt. Ngài nói khi thay thế chữ nho bằng chữ quốc ngữ, Hội thừa sai nhằm mục đích cô lập các giáo hữu. Những người này sẽ không còn có thể đọc được những tác phẩm dễ đọc nhất của Trung Hoa và sẽ không thể thư từ gì được với bất cứ một sĩ phu Tàu hay ta nào”. Đó là nhận định của người Việt và giới giáo sĩ. Còn quan điểm của chính quyền Pháp? Có không nhiều tài liệu để thẩm tra vấn đề này. Có lẽ thông tư ngày 10-4-1878 của giám đốc Nha nội vụ Béliard thể hiện rõ nhất quan điểm của Pháp: “Chúng ta sẽ rất lợi cả về mặt chính trị lẫn thực tế, nếu làm tiêu tan dần dần chữ nho mà việc dùng thứ chữ đó chỉ có thể có một ảnh hưởng tai hại đối với công trình đồng hóa mà chính phủ đang dồn mọi nỗ lực thực hiện”. Tháng 9-1864, đô đốc Lagrandière đã báo cáo: “Tôi có mọi lý do để hi vọng, nếu việc theo học các trường của chúng ta tiếp tục, chúng ta sẽ có ít nhất, trong chưa đầy một năm, một nghìn thanh niên An Nam biết đọc và biết viết ngôn ngữ của họ bằng mẫu tự Latin; nhờ đó chúng ta sẽ tống một cú đánh chết người vào chế độ quan lại, và chúng ta sẽ tự mình gỡ bỏ được lớp văn thân là các kẻ luôn luôn có khuynh hướng gây xáo trộn” (Milton E Osborne – Giáo dục và chữ quốc ngữ – sự phát triển một trật tự mới 1859-1905 do Ngô Bắc dịch). Chính vì vậy, ngay sau khi Hòa ước Nhâm Tuất ký chưa ráo mực, khi ba tỉnh miền Tây còn nằm trong tầm ngắm và đang lăm le đánh chiếm thì Pháp đã cho ra đời tờ báo tiếng Việt ở Sài Gòn. Đó là tờ Gia Định báo. Tờ báo này do E. Potteaux, thông ngôn tiếng Việt hạng nhất của đô đốc, làm “tổng tài” (tổng biên tập). Sự phản kháng Song việc “quốc ngữ hóa” Nam kỳ diễn ra không hoàn toàn thuận buồm xuôi gió. Phía những người theo Pháp và những người được coi là giàu có không phải ai cũng dễ dàng cho con em đi học chữ quốc ngữ. Có thể do những lời đồn thổi về việc “người Công giáo không thờ cúng ông bà” xuất phát từ chuyện Đông cung Cảnh, học trò của Bá Đa Lộc, sau khi từ Pháp về theo đạo Công giáo và “từ chối đến tông miếu” (thực lục nhà Nguyễn) nên nhiều người Nam kỳ sợ con cháu mất gốc mà trốn tránh việc đi học chữ quốc ngữ, còn vì đó là chữ của đạo Công giáo, những người đi theo Pháp ngay khi Pháp tới Nam kỳ. Chưa kể người có liêm sỉ thì khó thể chấp nhận bất cứ điều gì của quân cướp nước đề ra ngay trong lúc nhục mất nước còn nóng hôi hổi! Do vậy, việc đi học rất ư là hành chính. Thực dân ra lệnh tận làng xã “bắt trẻ con đi học chữ quốc ngữ như bắt lính”. Còn hương chức hội tề thì “khuyến dụ, cưỡng ép trẻ con đi học” để được thăng thưởng. Rất nhiều người đã mướn hoặc bắt đầy tớ trong nhà đi học thay con em mình. Câu ca dao chống việc học chữ quốc ngữ phổ biến khá rộng ở miền Nam có thể xuất phát từ thời bấy giờ: Đèn Sài Gòn ngọn xanh ngọn đỏ. Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu. Anh về đi học chữ nhu. Chín trăng em đợi mười thu em chờ. Phải học chữ nhu (chữ nho) thì em mới chờ còn không thì sẽ… Eliacin Luro, thanh tra bản xứ vụ trong chính quyền Pháp mới đặt ở Nam kỳ, tác giả giáo trình về hành chính Việt Nam dùng cho trường các viên chức tập sự Pháp, đã thừa nhận trong bài giáo dục số 38 về Giáo dục quốc dân viết năm 1873: “Rồi chúng ta bắt mỗi làng phải gửi một số học sinh quy định đến trường… Hậu quả là các làng mộ học sinh cho các trường quốc ngữ của chúng ta kiểu như họ mộ lính, bằng cách trả tiền cho gia đình của học sinh và công cuộc bắt buộc giáo dục của chúng ta tính như một thứ thuế đánh thêm vào dân” (Nguyễn Phú Phong – tranh luận về việc áp dụng chữ quốc ngữ). Gia Định báo số ra ngày 8-3-1874 ghi “các ông ấy cũng biết nhà trường lập ra đây để cho các học trò Annam học thì có nhiều điều ngăn trở kể chẳng xiết”. Phía các sĩ phu, sự chống đối diễn ra dữ dội hơn. Năm 1885, một số thân hào nhân sĩ đã gửi thư thỉnh nguyện đến Hội đồng quản hạt Nam kỳ “đề nghị bãi bỏ chữ quốc ngữ”. “…Theo thiển ý chúng tôi, hiện nay chỉ có hai thứ tiếng có thể được ở Nam kỳ, tiếng Pháp mà chúng tôi muốn học và tiếng Annam nôm na mà chúng tôi đều biết viết bằng chữ Nôm… Quý vị hãy đoán xem chúng tôi lúng túng thế nào mỗi khi chúng tôi nhận được những lệnh viết bằng thứ chữ (quốc ngữ) trên, chúng tôi phải chạy kiếm hàng chục người thông ngôn mà chúng tôi phải trả tiền, để rồi rốt cục họ đã làm chúng tôi hiểu hoàn toàn ngược lại với những gì người ta muốn truyền lệnh cho chúng tôi”. Nổi bật trong thời kỳ này là nhà thơ Phan Văn Trị với cuộc bút chiến giữa ông và Tôn Thọ Tường, một trí thức Hán học đi theo thực dân Pháp. Cuộc bút chiến diễn ra khá gay gắt của hai phe trở thành giai thoại trong làng văn ở Nam kỳ. Với Phan Văn Trị và các đồng chí của ông như Huỳnh Mẫn Đạt, Lê Quang Chiểu, Bùi Hữu Nghĩa…việc theo Pháp của người trí thức là không thể chấp nhận được. Chính quyền Pháp đã chuẩn bị đến 20 năm (1862-1882) trước khi thực hiện nghị định cưỡng bách dùng quốc ngữ. Ngoài việc cho phổ biến chữ Việt bằng báo chí, họ đã cho mở các trường học dạy tiếng Việt và tiếng Pháp, từ đó hình thành một nền giáo dục Việt – Pháp ở nước ta. D’ Adran và trường học giáo hội “Ngày 17-2-1859, ngay khi đổ bộ lên Sài Gòn, đô đốc R. de Genouilly đã thấy có mặt tại đây một chủng viện và một trường học gọi là Trường D’Adran do hội truyền giáo nước ngoài thiết lập. Học sinh trường này học đọc và học viết chữ quốc ngữ. Họ cũng được học tiếng Latin, đôi khi vài chữ tiếng Pháp” (Nguyễn Phú Phong – Chữ quốc ngữ bành trướng từ Nam ra Bắc). Trong “Khảo luận về nền học chính tại Nam kỳ” đọc tại buổi họp của Hội nghiên cứu Đông Dương ngày 23-10-1899 của E. Roucoules, nguyên hiệu trưởng Trường Chasseloup Laubat (Lại Như Bằng dịch), cũng xác định D’Adran là trường học dành “cho dân bản xứ theo đạo Gia Tô học đọc và viết tiếng nói Annam bằng chữ mẫu tự Latin”. Như vậy, D’Adran là trường học đầu tiên dạy chữ Việt ở Sài Gòn cũng như Việt Nam. Để có người làm thông ngôn trong giai đoạn đầu tiên, ngay trong năm 1861 sau khi chiếm Sài Gòn, Bonard đã quyết định “tài trợ” một phần chi phí và sau đó “nâng cấp trường (D’Adran) thành một trường cao đẳng với tên đầy đủ là Collège Annamite-Français de Monseigneur l’Évêque d’Adran” (ngày 8-5-1862) với nhiệm vụ dạy chữ Việt cho “các thông ngôn gốc Âu xuất thân từ quân đội hay hải quân” và nhiệm vụ này Trường D’Adran làm đến năm 1871 mới chấm dứt. Chương trình học đơn giản và kéo dài chín tháng. Các học viên phải trải qua một kỳ thi, nếu không đậu thì bị trả về quân ngũ. Ngày 1-2-1866, đô đốc Lagrandière quyết định “thành lập một trường Pháp tại Sài Gòn, giao cho các tu sĩ điều hành, được tổ chức ngay trong Trường D’Adran” (Khảo luận về nền học chính Nam kỳ – E. Roucoules). Không rõ cái tên D’Adran tồn tại cho tới năm nào, nhưng trên nền trường này sau đó mọc lên hai ngôi trường trung học khá nổi tiếng ở Sài Gòn, đó là Trường Võ Trường Toản và Trường Trưng Vương. Ngày 18-7-1864, đô đốc Lagrandière quyết định “mở ra tại các trung tâm tỉnh lỵ chính, các trường tiểu học dùng chữ mẫu Âu Tây và giao cho các thông ngôn, thư ký đảm nhiệm dạy học hai giờ mỗi ngày”. Quyết định này cũng quy định những người dạy “được lãnh lương phụ trội thêm một franc một ngày dạy” và học sinh thì “được thưởng thêm một franc nếu biết đọc biết viết” và “nửa franc nếu chỉ biết đọc”. Quyết định cũng “miễn phí tiền học, sách vở dụng cụ thông thường do nhà nước cấp”. Cũng trong năm này, Trường La Saint Enfent (trong khuôn viên tu viện Saint Paul) được xác định là trường nữ duy nhất. Trường sau này trở thành Trường nữ Saint Paul nằm trên đường Tôn Đức Thắng. Trong năm 1864, với sự tài trợ của Pháp, giáo hội đã mở hàng loạt trường học ở các tỉnh quan trọng như Mỹ Tho, Chợ Lớn, Vĩnh Long. Và sau đó ở Cần Giuộc, Cần Thơ, Sóc Trăng, Gò Công, Tân An, Rạch Giá, Ích Thạnh (Thủ Đức), Long Hưng (địa phương thuộc Bến Tre), Mỹ Thuận, cù lao Mây (cù lao ở khoảng giữa Cần Thơ và Kế Sách), Bò Hút (nay là Thốt Nốt, TP Cần Thơ)… Tháng 9-1864, đô đốc Lagrandière báo cáo đã có “20 trường học được mở và có 300 học sinh đã biết đọc biết viết” chữ quốc ngữ. Còn “vào tháng 3-1869, đô đốc Ohier báo cáo có 104 trường tại thuộc địa, được theo học bởi 3.200 học trò. Sáu trong các trường này, chủ yếu những trường tại Sài Gòn, được dạy bằng tiếng Pháp cũng như quốc ngữ. Sau đó trong cùng năm này, sĩ số theo học các trường tổ chức bởi chính quyền Pháp được báo cáo là 4.481 học trò tại 120 trường”. (Milton E Osborne – Giáo dục và chữ quốc ngữ 1859-1905 – Ngô Bắc dịch). Trở thành thứ chữ của người Việt Năm 1868, đô đốc Lagrandière ký nghị định thành lập một trường trung học tỉnh, ngoại trú, đặt dưới sự kiểm tra của Nha nội vụ. Đây là trường đầu tiên không liên can tới giáo hội. Đến cuối năm 1870, chính quyền địa phương không muốn lệ thuộc vào giáo hội nữa, muốn tự tuyển chọn và đào tạo giáo viên hệ thống giáo dục phi tôn giáo được triển khai. Ngày 10-7-1871, Dupré ra ba quyết định quan trọng. Đó là thành lập trường sư phạm thuộc địa, một trường tiểu học và thành lập một ủy ban có nhiệm vụ soạn chương trình học và sách cho giáo viên. Đồng thời nâng lương cho các giáo viên cùng nhiều biện pháp tài chính đối với học sinh. Trường tiểu học có quy định “hiệu trưởng và ba giáo sư phải có bằng cấp đại học hay chức vụ thông ngôn”. “Hạn tuổi để thâu nhận vào trường là 16 tuổi tối thiểu, 25 tuổi tối đa. 60 học sinh của trường theo quy chế nội trú và hoàn toàn được chính quyền thuộc địa chu cấp nuôi dưỡng ăn mặc. Chùa Barbet được giao cho trường làm cơ sở, mỗi thí sinh được nhận vào trường lãnh 25 franc làm chi phí nhập trường” (Roucoules – Nền học chánh Nam kỳ). Cũng theo Roucoules, “chùa Barbet được giao cho trường làm cơ sở” chính là đất của chùa Khải Tường. Có lẽ vì vậy mà trường được gọi là Trường Khải Tường. Gia Định báo ngày 15-12-1874 có đăng danh sách 84 học sinh của Trường Khải Tường tốt nghiệp và được bổ làm thông ngôn các nơi. Khải Tường là tên một ngôi chùa nằm ven thành Gia Định. Đây là nơi ngày xưa Nguyễn Ánh từng đóng quân và vua Minh Mạng sau này được sinh ra tại đây. Sau khi lên ngôi, Minh Mạng đã ban cho chùa tên “Quốc Ân Khải Tường”. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khuôn viên chùa ngày nay là Bảo tàng Chứng tích chiến tranh, số 28 Võ Văn Tần. Theo chúng tôi, khuôn viên chùa ngày xưa có lẽ phải lớn hơn nhiều. Và Trường Khải Tường có thể đặt ở một góc của chùa, nền của trường này từ năm 1874-1877 đã xây dựng thành ngôi trường đầu tiên của Sài Gòn: Trường Lê Quý Đôn hiện nay. Cuối năm 1874, các trường chữ nho bị bãi bỏ biến thành các trường dạy chữ quốc ngữ và gom về các trung tâm tỉnh lỵ lớn là Sài Gòn, Chợ Lớn, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Sóc Trăng và Bến Tre. Nhân viên của các trường này gồm một hiệu trưởng người Pháp biết nói tiếng Việt và các giáo viên bản xứ biết nói tiếng Pháp. Năm 1879, thống đốc Nam kỳ Lafont quyết định thành lập nền học chánh Pháp – Việt với ba cấp học là sơ đẳng, tiểu học và cao đẳng tiểu học. Ở cấp thứ nhất, học sinh sau ba năm chỉ cần nghe, viết được vài câu đơn giản, đọc một trang sách sơ đẳng và biết bốn phép tính. Cấp thứ hai chủ yếu là tiếng Pháp và số học, hình học. Cấp thứ ba nới rộng chương trình tiếng Pháp, khái niệm các môn vật lý, toán, khoa học tự nhiên… Như vậy, đến năm 1879, thực dân Pháp căn bản đã hoàn thành “đại chúng hóa” việc giáo dục toàn Nam kỳ và chữ quốc ngữ căn bản đã trở thành thứ chữ “được học và phải học” của bất cứ ai muốn đi học. Nói một cách khác, với nền học chính bằng tiếng Việt viết theo mẫu tự Latinh, chữ Việt đã lấn át gần như hoàn toàn chữ nho. Và thế hệ thanh niên cắp sách đến trường kể từ năm 1862 trở đi ở Nam kỳ, chữ Việt đã trở thành thứ chữ của người Việt, chứ không còn là chữ của đạo Thiên Chúa nữa. Ở miền Bắc, việc mở mang trường học đi chậm hơn gần 10 năm. Đến tháng 4-1886, cả miền Bắc chỉ có ba trường Pháp. Nhưng qua năm 1887 đã có một trường thông ngôn, chín trường tiểu học nam, bốn trường tiểu học nữ, một trường tư dạy vẽ và 117 trường tư dạy chữ quốc ngữ. Khác với nhiều nước phương Tây, nền văn học chữ Việt nước ta, đặc biệt là ở Nam kỳ, được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định “xuất phát từ báo chí”. Để khơi gợi lòng yêu nước, đồng thời mở mang dân trí, kêu gọi mọi người đều được đi học, đều biết chữ, giới sĩ phu VN đã cho ra đời Đông Kinh nghĩa thục. Đây cũng là một trong những chủ đích của phong trào Duy Tân mà Nguyễn Lộ Trạch và Phan Chu Trinh trước đó đã nhắm tới, nên có thể coi Đông Kinh nghĩa thục là một phần của phong trào Duy Tân vậy. Mở trường khai trí cho dân Ðông Kinh nghĩa thục là tên một trường học miễn phí, sau trở thành tên một phong trào. “Trường nghĩa thục đứng đầu dạy dỗ, khắp ba mươi sáu phố Hà thành, gái trai nô nức học hành. Giáo sư tám lớp học sinh non ngàn”. Và “Trước hết phải học ngay quốc ngữ, Khỏi đôi đường tiếng, chữ khác nhau. Chữ ta, ta đã thuộc làu. Nói ra nên tiếng,viết câu nên bài. Sẵn cơ sở để khai tâm trí”. Các câu ca này xác định hoạt động của Ðông Kinh nghĩa thục và tiêu chí của phong trào. Theo Nguyễn Hiến Lê, Ðông Kinh nghĩa thục thành lập năm 1906 theo gợi ý của Phan Chu Trinh tại nhà riêng của Lương Văn Can ở phố Hàng Ðào (Hà Nội). Lương Văn Can làm thục trưởng, Nguyễn Quyền làm giám học. Nguyễn Văn Vĩnh, Phạm Duy Tốn chịu trách nhiệm xin giấy phép. Mục đích của Ðông Kinh nghĩa thục là “mở trường khai trí cho dân”, “dạy học không lấy tiền”. “Trường sẽ dạy cả Việt văn, Hán văn, Pháp văn”, “bỏ lối học từ chương khoa cử mà chú trọng vào thường thức và thực nghiệp”, “thầy dạy không lấy tiền công”. Trong khi chờ giấy phép, hai lớp học một nam, một nữ với sáu, bảy chục học sinh được thành lập tại nhà số 4 Hàng Ðào, Hà Nội. Sau vài tháng xin phép, tháng 5-1907 trường mới có giấy phép và số lớp cũng tăng lên độ “20 lớp với khoảng hơn 500 học sinh” (theo Nguyễn Thìn Xuân trong bài 100 năm Ðông Kinh nghĩa thục thì trường thành lập vào tháng 3-1907). Chương trình tiểu học dạy những người mới biết chữ quốc ngữ, trung học và đại học dạy những người đã thông chữ Hán hoặc muốn học chữ Pháp. Các môn học có sử ký, địa lý nước nhà, toán, vẽ, một chút khoa học. Ðể có sách mà dạy, trường thành lập một ban tu thư để soạn sách do Phạm Tư Trực, Dương Bá Trạc, Lương Trúc Ðàm, Phương Sơn (phần soạn sách) và Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Ðôn Phục, ông cử làng Ðông Tác, Hoàng Tích Phụng (phần dịch sách). Soạn và dịch xong lại giao cho một ban khắc in và in ra hàng trăm bản để phát cho học sinh và đồng chí các nơi. Các loại sách được dịch chủ yếu là “tân thư” như Ðại đồng thư của Khang Hữu Vi, nhất là bộ sách Ẩm Băng Thất tùng thư của Lương Khải Siêu, Mậu Tuất chính biến ký, còn có một số sách có tính cách là những tập vịnh sử, ký sự về tình hình hiện đại của Nhật Bản như Nhật Bản duy tân tam thập niên sử (bản dịch chữ Hán của La Hiếu Cao). Nhiều tập sách nêu những tấm gương chiến đấu của các chí sĩ, các nhà hoạt động chính trị, hoạt động cách mạng của toàn thế giới cũng được các nhà nho đón đọc một cách say sưa. Có tập như Cận thế chi quái kiệt, đề cập đủ loại anh hùng, đều là những người anh hùng có công đổi mới đất nước của họ, dù đó là vua chúa hay tổng thống, giám quốc: Vua Bỉ Ðắc (Pierre le Giand) ở Nga, Hoa Thịnh Ðốn (Washington) ở Mỹ, Nã Phá Luân (Napoléon) ở Pháp, Tỉ Sĩ Mạch(Bismarck) ở Ðức… Bộ phận soạn, viết rất nhiều các bài thơ cổ động, dùng vần điệu lục bát, nhắc nhở quần chúng về từng nhiệm vụ duy tân cụ thể. Họ có sáng kiến tìm những đầu đề hấp dẫn, khêu gợi, rất hợp với tâm lý quần chúng. Bài thơ ngắn này là Kêu hồn nước, bài ca trù gọn nhẹ kia là để hú hồn thanh niên. Ðây là bản Cáo hủ lậu văn, kia là bản Giác thế tân thanh, rồi đến những bài Khuyên học quốc ngữ, học chuyên môn, học công nghệ, học buôn bán. Kia là những bài khuyên đoàn kết, khuyên hợp quần. Tất cả những gì cần thiết cho sự đổi mới, Ðông Kinh nghĩa thục đều đề cập một cách gọn gàng, thiết thực (Chương Thâu – Phong trào Duy Tân đầu thế kỷ 20). Những bài Gọi lính tập, Tiếng gọi thanh niên thức tỉnh trước thời cuộc, hùng hồn mà súc tích. https://preview.redd.it/tr8so5tm9q3b1.png?width=500&format=png&auto=webp&s=6bac1a14ce50c0418bd1b0aae72a76d297dbbdbb “Làm lòng dân náo động” Bên cạnh việc đẩy mạnh học chữ quốc ngữ, Ðông Kinh nghĩa thục thường tổ chức sinh hoạt, học tập tuyên truyền về lịch sử nước nhà, về địa lý, toán học, cách trí, vệ sinh… Ðặc biệt ban cổ động, tuyên truyền của trường lại hô hào mọi người dân Việt Nam phải có lòng yêu nước, nhớ đến cội nguồn con Rồng cháu Tiên, phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc lấy nhau, đào tạo những con người có ích cho đất nước, dùng hàng nội hóa, bài trừ mọi hủ tục mê tín dị đoan. Ngoài việc chống tư tưởng lạc hậu, Ðông Kinh nghĩa thục còn mạnh dạn kêu gọi noi gương Nhật Bản và nền văn minh Âu Tây. Ðể truyền bá tư tưởng học thuật mới, Ðông Kinh nghĩa thục rất chú trọng tới việc học chữ quốc ngữ và làm cho chữ quốc ngữ được phát triển, dần dần thay thế chữ Nho, chữ Nôm khó học (Nguyễn Thìn Xuân – 100 năm Ðông Kinh nghĩa thục), “chê cái tục để búi tóc củ hành, móng tay lá lan, liên tưởng tới những hủ tục khác như nhuộm răng, chọn ngày tốt để tắm…” (Nguyễn Hiến Lê – Ðông Kinh nghĩa thục). Đông Kinh nghĩa thục còn tổ chức diễn thuyết thường xuyên ở Hà Nội và các vùng xung quanh. Các buổi diễn thuyết chủ yếu là kêu gọi lòng yêu nước, đả phá hủ tục, cổ động học chữ quốc ngữ… và lời kêu gọi được hưởng ứng chính là “cắt bỏ búi tóc” lan mạnh ở Hà thành. Thấy hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục sau hơn một năm mỗi ngày mỗi hăng, ảnh hưởng lớn dần, chính quyền thực dân cho mở Trường Tân Quy để cạnh tranh. Trường này do Nguyễn Tái Tích, anh ruột nhà thơ Tản Đà, làm hiệu trưởng, khai giảng ngày 11-11-1907 nhưng chỉ có 50 sinh viên đăng ký học (Chương Thâu). Không cạnh tranh được, chính quyền thực dân liền đàn áp. Tháng chạp năm Đinh Mùi 1908, giấy phép của Đông Kinh nghĩa thục bị thu hồi với cái cớ “có thể làm lòng dân náo động” và nhân có nhiều cuộc nổi dậy ở nhiều nơi trong nước, thực dân bắt hầu hết những người liên quan và có quan hệ với Đông Kinh nghĩa thục đày ra Côn Đảo. Ở miền Nam, những người đầu tiên tiếp xúc và hưởng ứng Đông Kinh nghĩa thục là Nguyễn An Khương (Khang), Nguyễn An Cư và Trần Chánh Chiếu. Các ông biết phong trào qua những bài ca yêu nước và tiếp xúc với những liên lạc viên của phong trào Đông Du từ Nhật, Thái Lan và Trung Quốc đi về trong nước. Còn Trần Chánh Chiếu biết phong trào qua con trai là Trần Văn Tuyết, từng học ở Hương Cảng (Hong Kong), mang những bản hiệu triệu bằng Hán văn của Phan Bội Châu về nước. Nhờ đó mà những bài ca ái quốc của Đông Kinh nghĩa thục được truyền bá và thu hút một số thanh niên như Trương Duy Toản, Nguyễn Háo Vĩnh, Đỗ Văn Y… Những người này sau tham gia phong trào Đông Du và được đưa qua Nhật học tập. Những vị bị đày ra Côn Đảo khoảng năm 1910 thì bị đưa đi an trí các nơi, chủ yếu là ở miền Nam. Dương Bá Trạc, Lương Văn Can bị an trí ở Nam Vang (Campuchia), Lê Đại ở Long Xuyên, Võ Hoành ở Sa Đéc… Tuy tồn tại không lâu, hơn một năm, nhưng ảnh hưởng của Đông Kinh nghĩa thục khá lớn. Tác động của phong trào đã kích thích nhiều hoạt động khác về sau trong việc chấn hưng đất nước, đặc biệt là chấn hưng quốc ngữ. Có thể coi truyền bá quốc ngữ là một phong trào nối tiếp Đông Kinh nghĩa thục nhưng rộng hơn và do Đảng Cộng sản chỉ đạo. Buổi họp ở nhà anh Phan Thanh, trong đó có các anh Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp và tôi cùng mấy nhân sĩ là Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Tố… Hội nghị đi tới việc xin phép thành lập một hội”. Trong “Hồi ký” về thời kỳ “Mặt trận Dân chủ Đông Dương”, Trần Huy Liệu viết: “Theo quyết nghị của Đảng, để tiến tới một tổ chức chống nạn thất học, chúng tôi, một số đồng chí đã họp với một số nhân sĩ để bàn về việc này. Buổi họp ở nhà anh Phan Thanh, trong đó có các anh Phan Thanh, Đặng Thai Mai, Võ Nguyên Giáp và tôi cùng mấy nhân sĩ là Bùi Kỷ, Nguyễn Văn Tố… Hội nghị đi tới việc xin phép thành lập một hội”. https://preview.redd.it/eq1ier6o9q3b1.png?width=500&format=png&auto=webp&s=b6dd9d0a2a9254cf6724e727ed8380977ded3b5c Ra đời và lan rộng Hội Truyền bá quốc ngữ ra đời ngày 25-5-1938 tại hội quán thể thao An Nam (CSA) trên phố Khúc Hạo, Hà Nội, do Nguyễn Văn Tố làm hội trưởng, Bùi Kỷ – phó hội trưởng, Phan Thanh – thư ký, Quản Xuân Nam – phó thư ký, Đặng Thai Mai – thủ quỹ, Võ Nguyên Giáp – phó thủ quỹ. Cố vấn: Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên, Lê Thước. Tại buổi thành lập, ngoài đông đảo quần chúng còn có Hoàng Xuân Hãn, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Huyên, Phan Thanh, Hằng Phương (vợ nhà văn Vũ Ngọc Phan)… Mục đích của hội là “Dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình để dễ đọc được những điều thường thức cần dùng cho sự sinh hoạt hằng ngày. Cốt cho mọi người viết chữ quốc ngữ giống nhau”. Với chương trình là mở lớp học gồm bậc sơ đẳng dạy vỡ lòng cho học viên đọc, viết chữ quốc ngữ và làm được hai phép tính cộng, trừ. Bậc cao đẳng luyện cho học viên đọc, viết thông chữ quốc ngữ và dạy thêm ít điều thường thức và bốn phép tính. Để việc truyền bá chữ quốc ngữ nhanh chóng, hội yêu cầu những người đã được hội dạy cho biết chữ phải cố gắng dạy lại cho một số người thất học khác xung quanh mình. Hội tổ chức các cuộc diễn thuyết nhằm giảng dạy, phổ biến những điều thường thức cho đồng bào. Xuất bản sách nhằm bổ khuyết việc học ở lớp, hội chủ trương biên soạn và xuất bản loại sách thường thức phổ thông về sử ký, địa lý, vệ sinh, khoa học… phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn lúc ấy đang giảng dạy tại Trường Bưởi, đã được hội mời làm cố vấn tham gia ban tu thư. Ông chính là người soạn quyển sách học vần nổi tiếng cho hội. Những câu “I tờ hai móc cả hai. I ngắn có chấm, tờ dài có ngang. O tròn như quả trứng gà. Ô thời đội mũ, ơ là thêm râu” và “huyền ngang, sắc dọc, nặng tròn; hỏi lom khom đứng, ngã buồn… nằm ngang” (Hoàng Xuân Hãn – Nhớ lại Hội Truyền bá quốc ngữ nhân kỷ niệm 50 năm, đăng trên báo Đoàn Kết năm 1988) cho tới nay vẫn còn có người thuộc. Những câu học vần đơn giản, dễ nhớ này chỉ nghe qua đôi lần là thuộc. Quyển học vần này cũng được tiếp tục sử dụng trong phong trào Bình dân học vụ năm 1945. Sách được hội in và phát không cho giáo viên. “Để có tiền in sách, mua giấy bút cho giáo viên và người học, ban tài chính rải khắp Hà Nội, lạc quyên những người hằng sản hằng tâm, hoặc tiền, hoặc đồ vật. Nhiều thanh niên thanh nữ tình nguyện dạy những lớp tối cho trẻ em nghèo, những lao động nam nữ thất học”. (Hoàng Xuân Hãn). Hoạt động của hội thời kỳ đầu cũng bị thực dân theo dõi song được nhân dân ủng hộ nên phát triển lan dần từ thành thị tới nông thôn. Ngày 5-1-1939, thành lập hội ở Huế, tới năm 1943, cả Trung kỳ có hội. Và ngày 5-11-1944, Nam kỳ mới có hội do Nguyễn Văn Vĩ làm trưởng ban. “Chữ Việt còn thì nước ta còn” “Hội Truyền bá quốc ngữ là một trường đào tạo, giáo dục thanh niên ngoài xã hội. Một mặt nó luyện cho thanh niên những đức tính cần thiết trong cuộc sống (tinh thần đoàn thể, óc tổ chức, kỷ luật, kiên quyết hi sanh…). Mặt khác, nó giúp thanh niên tránh được những cuộc vui chơi không lành mạnh (cờ bạc, trai gái, rượu chè…). Đến nay, đã 130 năm đi qua tính từ ngày 1-1-1882, chữ quốc ngữ trải qua bao sóng gió để trở thành thứ chữ của người Việt Nam. Dù bạn sống ở đâu trên địa cầu thì chữ quốc ngữ, chữ Việt vẫn là phần không thể thiếu trong đời sống. Và nói như Nguyễn Văn Vĩnh đã nói “chữ Việt còn thì nước ta còn”. Nguồn bài đăng |
2023.06.03 03:32 AncapGamingAddict The AEW World Cup (Firestorm Booking)
![]() | Tony Khan announces The AEW World Cup, a 16 man tournament with each man representing a country. The final will take place at All In in Wembley Stadium with the winner becoming #1 Contender to the AEW International Championship. All In will also feature Orange Cassidy defending the AEW International Championship against Swerve Strickland (Strickland kept tweeting on social media about how a title match on TV is below a mogul like him, and challenges Cassidy for the International Title at All In, to which Cassidy replies with a thumbs up emoji, thus making it official). submitted by AncapGamingAddict to FantasyBookingElite [link] [comments] A series of qualifying matches for the World Cup take place to determine certain competitors from countries. Qualification Highlights:-
R-O-16 Matches will be contested in a 15 Minute Time Limit Quarter-Final Matches will be contested in a 30 Minute Time Limit Semi-Final Matches will be contested in a 45 Minute Time Limit The Final will have a 1 Hour Time Limit In the event of a draw, neither competitor will qualify to the next round. Whoever qualifies will either get a bye, or win the tournament if they are the only one to qualify. If all matches in a round end up in a draw, then the winners will be determined by 3 judges.
Round of 16PAC (England) VS Bandido (Mexico) - AEW Dynamite - San Antonio, TexasPAC enters wearing a mask as well as "Lucha Brothers" written on his trunks and their masks printed on either side. It looks like he's giving a tribute to his trio-mates who failed to qualify to represent Mexico. We are in San Antonio, a city with a large Mexican population and an excited crowd who cheer for both men like crazy before the bell even rings. PAC takes off his mask and an action packed 10 minute match ensues full of high spots and flips, PAC hits Bandido with a Black Arrow, followed by a Fear Factor to secure the victory for England and qualify to the Quarter Final. PAC d. Bandido via pinfall after a Fear Factor (10:00) - Hiku Leo (Tonga) VS Luchasaurus (Brazil) - AEW Dynamite - Los Angeles, California Both men have a connection to the city. Hiku Leo, a prominent feature of NJPW Strong which is based in LA, and the man behind the Luchasaurus mask actually being born in LA (the commentators play up Hiku Leo's connection to the city as a sort of hometown hero but obviously don't mention Luchasaurus' real life connection to Los Angeles). An all out war between a monster and a warrior full of intense strikes, eventually Luchasaurus overpowers Hiku Leo but he still shows fighting spirit despite taking huge amounts of damage. The match hits the 14 minute mark and Luchasaurus hits Hiku Leo with the Land Before Time. 1, 2, kick out! Luchasaurus immediately puts Hiku Leo in an Arm Triangle Choke. The timer hits 14:59 as Hiku Leo passes out and Luchasaurus secures the victory. Luchasaurus d. Hiku Leo via technical submission with an Arm Triangle Choke (14:59) - Claudio Castagnoli (Switzerland) VS Satnam Singh (India) - AEW Dynamite - Philadelphia, Pennsylvania The Swiss Superman VS The Indian Giant is quite a one sided bout as Castagnoli wrestles circles around Singh for the first 5 minutes. Eventually, Castagnoli gets hit with a giant chop, to which he responds with an European Uppercut! Both men exchange chops and uppercuts until Castagnoli has has enough and lifts Singh up for the UFO for 30 seconds followed by a Giant Swing for 2 MINUTES STRAIGHT! Castagnoli sets Singh down, rolls him backwards, lifts him up for The Neutralizer for the 1-2-3. Claudio Castagnoli d. Satnam Singh via pinfall after a Neutralizer (8:10) After the match, Singh's stablemate Jay Lethal shows up to take him to the back as Claudio celebrates with the ROH World Title. Lethal sets Singh on the apron and enters the ring and stares down Claudio and his title as the ROH-loving Philly crowd go wild! - Miro (Bulgaria) VS Angelico (South Africa) - AEW Collision - Chicago, Illinois You call yourself an angel? I will send you to God. The last time Miro competed for the AEW International Championship was right here, in Chicago, where he lost. The match is an incredibly fan action packed bout involving the high flying babyface Angelico against the athletic monster Miro. Angelico manages to hold his own for 14 minutes as he avoids any major damage from Miro. As Angelico realizes that time is running out, he attempts to lift Miro for a Fall of Angels but Miro lifts him up and hits him with a Front Rolling Fireman's Carry Slam followed by a running somersault senton. He then puts Angelico in the Camel Clutch as Angelico passes out in 14:59. Miro d. Angelico via technical submission with a Camel Clutch (14:59) - Buddy Matthews (Australia) VS Francesco Akira (Italy) - AEW Collision - Boston, Massachussetts A city synonymous with America's fight for independence sees Buddy Matthews from the Commonwealth nation of Australia fight Francesco Akira, representing The United Empire. Pure, fun, action. THIS IS AWESOME and FIGHT FOREVER chants gallore! Highlights:-
Buddy Matthews d. Francesco Akira via pinfall with a Whale Hunt (14:30) - Jay White (New Zealand) VS Hangman Page (USA) - AEW Collision - Montreal, Quebec This match takes place in the French speaking part of Canada as we need to stray out of the US for neutral ground (even though we still technically are in North America). A fun clearcut hero VS villain story. Highlights:-
Hangman Page d. Jay White via pinfall with a Blue Thunderbomb (9:00) - Kenny Omega (Canada) VS David Finlay (Germany) - AEW Dynamite - Atlanta, Georgia A former Bullet Club leader VS the current Bullet Club leader, in the hometown of a phenomenal Bullet Club leader (Fun fact: David Finlay lives in Atlanta according to Wikipedia but this isn't mentioned). A match full of fun Bullet Club references which the crowd eats up! Highlights:-
Kenny Omega d. David Finlay via pinfall with a Styles Clash (9:00) - Kota Ibushi (Japan) VS Malakai Black (The Netherlands) - AEW Dynamite - Winnipeg, Manitoba We are in the hometown of Kota Ibushi's lover, Kenny Omega. If Ibushi wins, we will see a clash of the Golden Lovers in the quarter final but Malakai Black wants to crush that dream. An epic clash filled with kicks and moonsaults. In the end, Malakai Black hits Ibushi with a Black Mass. He then has a cheeky smile on his face as he hits Ibushi with a V Trigger, followed by another Black Mass for the win. Malakai Black d. Kota Ibushi via pinfall with a Black Mass (12:00) Ibushi is bleeding from the mouth as Omega comes to his aid, to cheers for the hometown hero. Malakai lets out a sinister condescending laugh as Omega looks at Black with an enraged stare. With that, we conclude the Round of 16. https://preview.redd.it/ac1znx53hp3b1.png?width=1053&format=png&auto=webp&s=9eb32b53fd52dfd7813ea5b9a60c4bc0e28d0726 Quarter Finals2 shows.- Collision - Toronto, ON. We need neutral ground yet again as the American Hero Hangman Page fights the Swiss Cyborg Claudio Castagnoli in the main event! Miro VS Buddy Matthews Hangman Page VS Claudio Castagnoli - Dynamite - Jacksonville, FL. We return to the home ground of AEW where Kenny Omega won the AEW World Title. Will he be able to avenge his lover, Kota Ibushi ? PAC VS Luchasaurus Kenny Omega VS Malakai Black - Miro (Bulgaria) VS Buddy Matthews (Australia) OOOHHH BOY! The Redeemer HATES this display of Satanism and he makes it known...physically. However, Matthews isn't one to let anyone toy around with him. A crazy, painful and speedy strikefest ensues. In the end, Matthews tries to lift Miro for a Whale Hunt but Miro pushes Matthews away and hits a Savate Kick. Matthews rebounds off the rope and hits Miro with a BLACK MASS and falls on Miro for the pinfall victory! Buddy Matthews d. Miro via pinfall with a Black Mass (15:54) - Hangman Page (USA) VS Claudio Castagnoli (Switzerland) OOOHHH BOY AGAIN! PURE ACTION! FLIPS, POWER, TECHNICAL WRESTLING! WHAT DOES THIS MATCH NOT HAVE? BOTH MEN GIVE IT THEIR ALL TO THE VERY LAST SECOND! Page manages to counter a Neutralizer attempt with a Dead Eye but he's too exhausted to reach Claudio for the pin! In the end, Page goes for a Buckshot but Claudio bends, grabs Page's legs and puts him in a Sharpshooter. As Page edges for the ropes, Claudio floats over into a Crossface. Time is about to run out as Hangman attempts to escape but alas, he passes out in the Crossface! Claudio Castagnoli d. Hangman Page via technical submission with a Crossface (29:59) - PAC (England) VS Luchasaurus (Brazil) An enjoyable endeavour, a mix of hard hits, power moves and of course, everyone's favourite, good high flying "lucha things" as Kalisto would say. Both men go the distance and just in the nick of time, PAC manages to get Luchasaurus to pass out in The Brutalizer PAC d. Luchasaurus via technical submission with a Brutalizer (29:59) - Kenny Omega (Canada) VS Malakai Black (The Netherlands) Hard hits, moonsaults, technical sequences. The Ironman Kenny Omega does not back down as a smirky, condescending Malakai gets increasingly frustrated. Both men unleash all their wrath, everything they have. At one point, Omega goes for a Golden Star Press which Malakai counters into a Triangle Choke. Omega struggles but manages to lift Black up for a Golden Star Bomb which Black kicks out of. In the end, Omega hits Black with a V Trigger, Black rebounds off the rope and hits Omega with a Black Mass and falls onto Omega. 1. 2. 3. Malakai Black d. Kenny Omega via pinfall with The Black Mass (29:59) - With that, we conclude the Quarter Finals. https://preview.redd.it/jkkvlty1hp3b1.png?width=1087&format=png&auto=webp&s=92020d456fb8e2eb56b9d804b36f3af457f532e5 Semi Finals - AEW Dynamite - Manchester, EnglandBuddy Matthews (Australia) VS Claudio Castagnoli (Switzerland)A pure back-and-forth endeavour, these men pour out everything they've got! Claudio with his suplexes, power moves and submissions, Matthews with his high risk dives and hard strikes, but that's not all! Claudio goes crazy with European Uppercuts including a Springboard Corkscrew variation! Claudio hits a diving crossbody and a somersault senton on Matthews as well! Matthews is also able to hold his own against Claudio technically, with his own creative submissions and escapes. At one point Matthews attempts to lift Claudio for a Whale Hunt, Claudio attempts a reversal into a Neutralizer, which Matthews flips out of and hits a Pedigree! In the end, Matthews pins Claudio after a Black Mass! Buddy Matthews d. Claudio Castagnoli via pinfall after a Black Mass (15:01) - PAC (England) VS Malakai Black (The Netherlands) The match begins with an intense staredown as the hometown hero PAC is adored with cheers. Both men then perform an intricate chain wrestling sequence ending in a Death Ritual which PAC lifts into a Fireman's Carry Position, which Black slips out of and applies a waistlock on PAC. He goes for a German Suplex but PAC rolls him up. Black rolls PAC up, PAC kicks out, rebounds off the rope, Black attempts to trip PAC but PAC performs a cartwheel and a backflip as Black sits in a crosslegged position. PAC joins him in sitting crosslegged, mocking him. Black begins to laugh. PAC crawls closer, laughs and slaps Black. Black laughs more. PAC laughs again and slaps Black again. This eventually turns into a slapfest, followed by both men getting up and the slapfest turning into a strikefest. The strikefest ends with a double clothesline. The referee begins a 10-count. Both men kip up at 9 and stare each other down again. The crowd is mental. Both men now forearm the everloving crap out of each other. Black grabs PAC in a side headlock, PAC pushes Black off the ropes and Black performs a Springboard Moonsault onto PAC! Strikes, submissions and acrobatics gallore in this match! Both men are putting in everything to ensure that they are one step closer to attaining the AEW World Cup! In the finishing sequence, PAC goes for a Black Arrow which Malakai catches into a Triangle Choke! PAC is about to fade but he lifts Malakai up in a powerbomb position. Black gets out but PAC carries him in a Fireman's Carry when all of a sudden, Black counters and locks in The Death Ritual, which PAC ends up passing out in! Malakai Black d. PAC via technical submission after a Death Ritual (44:59) Post match, the lights go out and we see Buddy Matthews and Brody King appear in the middle of the ring. Malakai and Matthews stare each other down intensely. Malakai takes a mic and says: "Whoever it may be, The House Always Wins". All 3 men start laughing and hug each other in a warm embrace. https://preview.redd.it/p0xei7bghp3b1.png?width=1132&format=png&auto=webp&s=ca0e6b109593e35197c92916f6b87839f7392097 The Final - AEW All In - London, UKMalakai Black (The Netherlands) VS Buddy Matthews (Australia)The match begins with a handshake and a hug, followed by a clinic, a spectacle to be witnessed at least once in everyone's life. Both men know each other upside down, inside out, and counter each other's moves, including Matthews dodging each and every one of Malakai's Black Mass attempts, each time Malakai looking at Matthews with a sense of anger mixed with pride. In the end, Black goes for a Black Mass, Matthews catches Black's foot, and performs a Whale Hunt on Black for the win! Buddy Matthews d. Malakai Black via pinfall after a Whale Hunt (59:59) After the match, Buddy celebrates with his newly won AEW World Cup, alongside his House of Black brothers. |
2023.06.03 00:06 lautaromassimino Fixing Netflix "Elite" (season 4-6). [English].
2023.06.02 17:02 Salty_Vengeance Have the ability to have projectile spawn in 360 degrees
![]() | submitted by Salty_Vengeance to UnrealEngine5 [link] [comments] |
2023.06.01 22:08 BlueShipman Dog bites but per capita. I couldn't figure out a way to put the image in the original post, so here you go!
![]() | submitted by BlueShipman to USPS [link] [comments] |
2023.06.01 15:19 Fresh_Salamander640 "Les Ténèbres de la Basilique : Le Cauchemar du Vatican"
2023.06.01 14:46 ZandrickEllison [OC] Who is the best second banana? A ranking of the best sidekicks among all the 2000s title teams
2023.06.01 02:17 DatDepressedKid Why doesn't the US do the same with the Gulf of Mexico? Are they too poor?
![]() | submitted by DatDepressedKid to mapporncirclejerk [link] [comments] |
2023.05.31 12:48 SweetAilin Algunas actividades para esta semana en Cordoba capital
2023.05.31 10:34 whymydadleftme Eeb vomie -a cry for help
2023.05.31 01:20 hokeypokey87 Toddler friendly playgrounds
2023.05.30 21:52 odi3luck Cities with better mountain backdrop that LA?
![]() | When visible, the transverse mountain ranges provide a striking backdrop for Los Angeles. Mt. San Antonio is the tallest among these mountains at around 10,000 feet. Which cities in the world have mountains within a close-ish distance to their downtown similar to LA, and how many are the mountains actually visible in on a regular basis? submitted by odi3luck to geography [link] [comments] |
2023.05.30 18:26 RamandAu Match Thread: U20 World Cup USA vs New Zealand [1:30 PM ET, 10:30 PT FS2, Universo]
# | Pos. | Name | Club Team | Event |
---|---|---|---|---|
1 | GK | Gaga Slonina | Chelsea | |
13 | RB | Jonathan Gomez | Real Sociedad | |
5 | CB | Brandon Craig | Philadelphia Union | |
17 | CB | Justin Che | FC Dallas | |
4 | CB | Josh Wynder | Louisville City | |
3 | LB | Caleb Wiley | Atlanta United | |
6 | MF | Daniel Edelman (c) | New York Red Bulls | |
8 | MF | Jack McGlynn | Philadelphia Union | |
16 | MF | Owen Wolff | Austin FC | GOAL - 14' |
10 | FW | Diego Luna | Real Salt Lake | ASSIST - 14' |
9 | FW | Cade Cowell | San Jose Earthquakes |
# | Pos. | Name | Club Team | Event |
---|---|---|---|---|
12 | GK | Antonio Carrera | FC Dallas | |
21 | GK | Alex Borto | Fulham | |
18 | MF | Obed Vargas | Seattle Sounders | |
19 | ST | Darren Yapi | Colorado Rapids | |
14 | DF | Markus Ferkranus | LA Galaxy | |
15 | MF | Niko Tsakiris | San Jose Earthquakes | |
7 | RW | Quinn Sullivan | Philadelphia Union | |
20 | MF | Rokas Pukstas | Hajduk Split | |
2 | RB | Michael Halliday | Orlando City | |
11 | FW | Kevin Paredes | VFL Wolfsburg |
# | Pos. | Name | Club Team | Event |
---|---|---|---|---|
1 | GK | Kees Sims | Ljungskile SK | |
4 | RB | Isaac Hughes | Wellington Phoenix | |
5 | CB | Finn Surman | Wellington Phoenix | |
14 | CB | Finn Linder | Whitecaps FC 2 | OFF - 50' |
20 | LB | Lukas Kelly-Heald | Wellington Phoenix | |
6 | MF | Fin Conchie | Wellington Phoenix | |
10 | MF | Jay Herdman | Whitecaps 2 | |
16 | MF | Dan McKay | Wellington Phoenix | |
18 | FW | Ben Wallace | Wellington Phoenix | |
11 | FW | Norman Garbett | Potenza | |
9 | FW | Oliver Colloty | Unattached |
# | Pos. | Name | Club Team | Event |
---|---|---|---|---|
2 | LB | Jackson Jarvie | Eastern Suburbs | |
3 | RB | Adam Supyk | Eastern Suburbs | |
7 | FW | Noah Karunaratne | Wellington Phoenix | |
12 | DF | Everton O'Leary | Birkenhead United | |
13 | GK | Henry Gray | Unattached | |
8 | MF | Jackson Manuel | Western Springs | |
17 | FW | Oliver Fay | Ljungskile SK | |
19 | FW | Kian Donkers | NEC | |
15 | CB | Aaryan Raj | Eastern Suburbs | ON - 50' |
21 | GK | Alby Kelly-Heald | Wellington Phoenix |
Player | Goal | Assist | Cards |
---|---|---|---|
Diego Luna | 1 | 2 | |
Jonathan Gomez | 1 | ||
Cade Cowell | 2 | ||
Caleb Wiley | 1 | ||
Niko Tsakiris | 1 | ||
Owen Wolff | 1 | 1 | |
Quinn Sullivan | 1 | ||
Josh Wynder | Yellow (1) | ||
Jack McGlynn | Yellow (1) |
Time | Player | Assist | Score |
---|---|---|---|
14 | Owen Wolff | Diego Luna | 1-0 |
2023.05.30 18:00 OkidokiTravelPeru Celebración del Corpus Christi Cusqueño 8 Junio 2023
![]() | PERU UN PAIS SEGURO DE VISITARLO. submitted by OkidokiTravelPeru to u/OkidokiTravelPeru [link] [comments] El Corpus Christi cusqueño es una festividad religiosa de gran tradición en la ciudad imperial, ya que alberga costumbres de los pueblos originarios en un solo lugar y es un espectáculo tan hermoso que maravilla tanto a locales como a visitantes. https://preview.redd.it/dwmos250913b1.png?width=884&format=png&auto=webp&s=6d847a73f92cda49345935652fd65b48a1d54455 Historia del Corpus ChristiEn la época de los Incas, había muchas fiestas dedicadas a los ancestros y dioses. Entre ellos tenemos al Taita Inti, la diosa Killa, Kuychi, etc., los cuales significaban mucho para ellos. Por supuesto, la festividad más importante de ellas es la fiesta en honor al Inti (sol) y en la antigüedad se solía sacar en procesión las momias de sus altos soberanos como antesala.No obstante, los españoles quedaron asombrados con lo que veían y aprovecharon la festividad en su proceso de “evangelización”. Por ello, en 1572, se decidió reemplazar la procesión de momias con la procesión de los 15 santos y vírgenes en lo que hasta hoy se conoce como el Corpus Christi Cusqueño. https://preview.redd.it/fg8yuiv3913b1.png?width=884&format=png&auto=webp&s=f722477dba037dea176e580f632cbd61941559fd ¿Cómo se celebra el Corpus Christi en Cusco todo el mes de Junio? Preparación de la fiesta del Corpus Christi Habíamos mencionado que esta era una gran festividad y, como no puede ser de otra forma, la organización previa también debe darse a lo grande. Los anfitriones, también conocidos como “carguyoq”, son los encargados de ofrecer comida, bebidas y una banda de músicos para acompañar a los fieles en la salida de los santos. Por cierto, la gastronomía cusqueña es algo a destacar, especialmente en estas fechas. El Chiri Uchu es el plato emblemático del Corpus Christi y no te lo puedes perder por nada del mundo. Entrada de los santos En la víspera de la celebración eucarística del Corpus Christi, los santos parten desde sus respectivas iglesias o templos, fielmente acompañados de su feligresía entre danzas y música característica de la región. Uno creería que se encuentran muy cerca del recinto principal, pero muchas de ellas se ubican incluso hasta más de 10 km de la plaza central. Los santos tienen como destino el Arco de Santa Claro, y luego la Iglesia de San Pedro, donde podremos presenciar la entrega simbólica de llaves de la catedral por parte de San Pedro a San Antonio. Los santos reunidos dan inicio a la procesión de entrada hasta llegar a la catedral, lugar donde pasarán una semana entera hasta la octava. Octava de Corpus en Cusco Se conoce como la octava a la fecha de la procesión de los 15 santos alrededor de la plaza de armas. El horario de inicio habitual suele ser luego del almuerzo, promediando las 2 de la tarde, y finaliza cerca de las 7 de la noche. Bajada de santos en Cusco Suele tener lugar a partir del día siguiente de la octava y consiste en devolver las sagradas imágenes a sus respectivas iglesias (o templos). No obstante, algunos santos tienen un protocolo diferente, tal es el caso de la virgen de Belén. Las palabras no son suficientes para reflejar todo el fervor y algarabía que esta fiesta puede ofrecer. Si tienes la posibilidad de viajar a Cusco para estas fechas, no lo pienses más y hazlo. Si ya estaba en tus planes, y cuentas con tiempo disponible, ¿qué tal un paseo hacia la Ciudadela de Machu Picchu? El tren PeruRail Vistadome cuenta con todas las comodidades para hacer de tu experiencia la mejor de todas. ¡Adquiere tus boletos aquí! |
2023.05.30 15:01 pcdandy Hangul for English: The Real Deal (HETRD, 한글 ᅗᅥᆯ 잉글맀: ᅂᆞ 릐ᇐ 듸ᇐ)
![]() | Original blog post submitted by pcdandy to neography [link] [comments] Hangul is a truly unique writing system in that it was created by humans almost from a blank slate, instead of evolving from an older pre-existing script. The script was created by King Sejong and his ministers of the Joseon dynasty of Korea in 1446 to improve literacy, being designed to represent the Korean language in a far more intuitive way than the pre-existing hanja (Chinese characters)-based system ever could. Letters for related sounds are derived from base letterforms in a highly systematic manner, making Hangul well-known for being incredibly easy to learn. In theory, this would also make the script capable of representing every possible sound in every human language, including English. But what would it take to write English with Hangul in the most concise way possible? To find out, I had a look at the archaic Hangul letters (yethangul, 옛한글), which have a much wider selection of letters and letter combinations for representing Korean and Chinese as spoken in the 1400s. These include consonant clusters such as ᄹ /st/ and letters for some fricatives like ᅗ (/ɸ/) and ᄫ (/β/), which will come in handy for writing English sounds that do not exist in Korean. Unicode offers full support for these archaic letters via the 'Hangul Jamo', 'Hangul Jamo Extended-A' and 'Hangul Jamo Extended-B' character blocks. The only catch? Korean language input methods generally do not support these characters, but we'll get to that in a moment. Also, this isn't the only time that someone's tried writing English with Hangul - plenty of other individuals have had a go at adapting Hangul for English, but this adaptation is the only one out there which is based on how Hangul is actually used in the real world and not as a substitution cipher for the alphabet or something else entirely, which is why I'll refer to my adaptation as 'Hangul for English: The Real Deal', or HETRD for short! Note: This article contains archaic Hangul letters which will not display properly without fonts that support it well, such as Noto Sans CJK KR or Noto Serif CJK KR. Adaptation processAdapting Hangul for English was a notable challenge, since it was originally not designed to write languages with lots of fricatives in them, such as English. However, with a bit of work, it's more than capable of representing English in a phonetically consistent manner.A Hangul syllable is written in a single square block in a similar manner to Chinese characters, which can be divided into 3 parts: the initial consonants (I) on the top left side, medial vowels (M) on either the right or centre, and the final consonants (F) at the bottom. Here's a picture depicting the ways in which letters can be arranged: Hangul syllable structure In Korean Hangul orthography, there are 19 initial consonants, 21 medial vowels and 28 final consonants. That seems like a lot of consonants to play around with, until one realises that:
ConsonantsAs usual, the majority of Korean Hangul consonants can be assigned rather easily to their English counterparts: ᄏ /k/, ᄃ /d/, ᄉ /s/, ᄀ /g/, ᄒ /h/ and so on. Likewise, if there's no initial consonant, the ieung null consonant letter is used as a filler: ᄋ = /∅/. Hence, the syllable /a/ on its own is 아, which is the vowel for /a/ ᅡ with the ieung ᄋ before it.For both bilabial fricatives /f/ and /v/, let's co-opt the archaic letters for /ɸ/ ᅗ and /β/ ᄫ respectively, since these sounds are incredibly similar to each other, almost indistinguishable to an untrained ear. They also pair nicely with the corresponding stop sounds /p/ ᄑ and /b/ ᄇ, being basically these letters plus the bottom circle of the /h/ letter ᄒ. The letters for /θ/ and /ð/ shall be the letters for /t/ and /d/ with the null consonant ieung ᄋ to the left: /θ/ = ᅊ and /ð/ = ᅂ. Both of these letters are used in some Korean-English dictionaries to mark their respective sounds. /z/ can be represented with the archaic letter ᅀ, which was etymologically derived from ᄉ by adding an additional horizontal stroke at the bottom. As for /ʃ/, I'll re-purpose the doubled consonant ᄊ from modern Korean since it can be placed as an initial and final consonant. /ʒ/ will just be ᅈ, or /d͡ʒ/ ᄌ with the ieung ᄋ to the left in the same vein as ᅊ and ᅂ. The letter ᄅ on its own shall now solely represent the 'r' sound /ɹ/ (as in 'run'). To write the 'l' sound, I'll adapt the traditional Korean way of doing so by doubling the ᄅ letter. In Korean orthography, this can only be done between vowels: /ɔli/ = 얼리. But what if we want to write /l/ before or after a vowel on its own? No problem, there's a doubled version ᄙ which can be both an initial and final consonant: /la/ = ᄙᅡ and /ɔl/ = 어ᇐ.
Consonant clustersUnlike regular Korean Hangul, the Hangul Jamo Unicode blocks offer a far greater variety of pre-defined consonant clusters, many of which can be used for English as-is.In initial position
In final position - special casesThese ones have been slightly redefined since they would be much more useful for English as shown:
In final position - the rest
My solution to this issue is based on how English loanwords are written in Korean hangul: The null vowel 'ᅳ'This is basically a vowel letter that has no pronunciation - it's just there to allow you to carry one or more consonants in a single character. For instance, /pɹa/ would be written as 프라 (not 'ᄑ라'), /stɹa/ is ᄹᅳ라, /gla/ is 글라 and /s/ on its own would simply be 스. All remaining consonants not in a Hangul syllable must end with the null vowel: 어ᇐ트 is /ɔlt/ (not '어ᇐᄐ').The consonants ᅊ, ᅂ and ᅈ can only be an initial consonant - to put it as a final consonant, it needs to be in a separate syllable block with the null vowel: /θɔ/ 'thaw' = ᅊᅥ but /ɔθ/ 'auth' = 어ᅊᅳ, for instance.
In Korean, the vowel letter 'ㅡ' (pronounced /ɯ/ in Korean and romanised as eu) is commonly used to write initial and final consonant clusters from English loanwords, as in the word '스트레스' (seuteureseu), from the English 'stress'. (In HETRD, 'stress' would be written as ᄹᅳ렛, half the length of the Korean version.) VowelsVowels were also an intriguing challenge, since English has much more vowel sounds than Korean. However, by composing the base Hangul vowel letters together, it's possible to write almost every English vowel sound with its own unique symbol.4 of the vowels have clear English equivalents. Although /ɛ/ is the modern Korean pronunciation of ᅦ, which originally represented a diphthong whose pronunciation has been lost to time, there were no more effective ways to write the /ɛ/ sound in Hangul, so this will do.
And for the schwa sound /ə/, let's use the archaic arae a vowel ᆞ, since /ə/ is most likely to be its pronunciation back when it was used. It's also the simplest vowel to write, which is fitting as /ə/ is the most common vowel in English. In writing, the arae a is placed in the same position as the horizontal vowels ᅮ, ᅩ and ᅳ: /də/ = ᄃᆞ and /əd/ = ᄋᆞᆮ.
Iotated and W- vowelsHangul has special iotated vowel and letter combinations to indicate diphthongs starting with /j/ or /w/. For all of the /j-/ vowels, an additional dot stroke is added to the original vowel, e.g.ᅣ for /ja/, based on the letterᅡ /a/. For the /w-/ vowels, the letter ᅮ or ᅩ is placed before the vowel in question - ᅮ is always used before /ɔ/ ᅥ and /ɛ/ ᅦ whereas ᅩ is always used for /a/ ᅡ and /aɪ/ ᅢ, as in Korean orthography.In HETRD, these have been re-used as follows:
Writing /j/ and /w/ before other vowelsStill, the above method does not work for all vowels: for instance, there is no iotated version of /æ/ ힹ in Unicode Hangul, and it would be impractical to put ᅮ before /oʊ/ ᅩ due to the 2 dot strokes clashing with each other. For these cases, let's pull out 2 more archaic Hangul letters from the dead and make them our letters for /j/ and /w/!For /j/, let's use ᅇ, which was meant to represent a tense 'Y'-like sound - pretty fitting. And for /w/, there's ᄝ, which originally represented instances where the archaic Chinese initial /m/ ᄆ had become /w/ by King Sejong's time in Sino-Korean words like 文 and 舞, pronounced wén and wǔ in modern Mandarin Chinese but mun and mu in modern Korean.
NumeralsFor this orthography, let's use the Chinese numerals (〇, 一, 二 etc) since they blend in well with the overall Hangul aesthetic, sharing the same square structure as Hangul syllables.Cool - now for a quick summary of all the letters! LettersConsonants 컨ᄉᆞᄂᆞᇉ스
Consonant clusters - initial position
Consonant clusters - final
Vowels ᄫᅶᄋᆞᇐ스
Diphthongs 디ᇴᅊᅥᇱ
Triphthongs 트리ᇴᅊᅥᇱ
Rhotic vowel sequences 러팈 ᄫᅶᄋᆞᇐ 시ᄏᆠᇇᄋᆞᆺ
Iotated vowels 애오테잍ᄋᆞᆮ ᄫᅶᄋᆞᇐ스
Iotated diphthongs 애오테잍ᄋᆞᆮ 디ᇴᅊᅥᇱ
W- vowels ᄝ- ᄫᅶᄋᆞᇐ스
Numerals 뉴ᄆᆞᄅᆞᇐ스
Syllable structureHangul syllables are written from left to right. To read HETRD, it is useful to think of it as a stream of letters that happen to be formed into syllable blocks - a syllable may be divided into up to 3 parts depending on the available consonant clusters:[Initial consonant(s)] - [Hangul syllable with initial + final consonants that fit] - [remaining final consonant(s)] Some examples are as follows:
Sample textsUniversal Declaration of Human Rights유니ᄫᆞᆯᄉᆞᇐ 뎈ᄙᆞ레이ᄊᆞᆫ 어ᇴ 휴ᄆᆞᆫ 랱스어ᇐ 휴ᄆᆞᆫ 븽스 알 버ᇍ ᅗᅳ릐 ᄋힹᇆ 이ᄏᆠᆯ 인 딕니티 ᄋힹᇆ 랱스. ᅂᅦ이 알 엔ᄃᅶᆮ 위ᅊᅳ 릐ᅀᆞᆫ ᄋힹᇆ 컨ᄊᆞᇇ ᄋힹᇆ 쑫 ᄋힹᆿ트 터ᄝᆞᇎ스 완 ᄋᆞ나ᅂᆞᆯ 인 ᄋᆞ ᄺᅵ맅 어ᇴ 브라ᅂᆞᆯ훋. (알티ᄏᆞᇐ 一 어ᇴ ᅂᆞ 유니ᄫᆞᆯᄉᆞᇐ 뎈ᄙᆞ레이ᄊᆞᆫ 어ᇴ 휴ᄆᆞᆫ 랱스) Excerpt from a short story I wrote a while agoFor comparison, you can view the original one here.애 ᄒힹᆮ ᄋᆞ ᄹᅳ레읹 ᅞᅴᆷ ᅂힹᇀ 냍. 인 ᅂힹᇀ ᅞᅴᆷ, 애 ᅗᅶᇆ 매셀르ᇴ ᄋᆞ웨잌ᄋᆞᆫ잉, ᄙᅢ잉 언 서ᇴ트 그릔 그랏 인 ᄋᆞ ᅗힹᆫᄐᆞ시 八-빝 ᄋᆠᆯᄙᅳᆮ ᄉᆞᄅᅶᇆᄋᆞᆮ 배 컴퓨ᄐᆞᆳ. ᅂᆞ ᄙᅮ미ᄂᆞᇇ 어ᇴ 블리ᇯ잉 모데ᇝ ᄋힹᇆ ᄝᅩᆱ, ᄎᆝᆯᅗᅮᇐ 칲튠 뮤ᅀᅵᆿ ᅗᅵᆯ륻 ᅂᅵ 엘. 어ᇐᅂᅩ 에ᇦ리ᅊᅵᆼ ᄙᅮᆿ드 블렄이 ᄋힹᇆ ᄸᅰᆯ, 잍 브ᄅힼᇀ 미 ᄇힹᆿ 투 ᅂᅩᇫ 데잇. 어ᇴ 어ᇐ ᅂᆞ 검퓨ᄐᆞᆳ 애 ᄉힼ, 一 어ᇴ ᅂᅦᆷ ᄋᆠᆺ 플레이잉 매 ᅗᅦ이ᇦᄅᆞᇀ 성! 애 잠프 ᄋힹᇆ ᄙᅴᇁ 인 죄 오ᄫᆞᆯ ᅂᆞ 샡. 애 ᅂᅦᆫ ᄉힼ 매 ᄒᅶᆺ ᄋힹᇆ 애 섿 "해" 투 매 베ퟱ 메잍스, ᄒᆕ ᄋᆠᆯ 웨잍잉 ᄋᅶᇀ샏. 위 ᄝힼᆿ드 투게ᅂᆞᆯ, ᄒힹᇦ잉 ᄋᆞ ᄎᆝᆯ이 ᄎힹᇀ ᄋᆞᄇᅶᇀ ᅂᆞ 컴푸ᄐᆞᆯ 겜 애 ᄋᆠᆺ ᄝᅮᇘ잉 언 ᄋᆞᆯᄙᆢᆯ. "소 왙스 ᅂힹᇀ ᄏᆕᇐ 게임 거ᄂᆞ 비 ᄋᆞᄇᅶᇀ, 에이?" 완 어ᇴ ᅂᅦᆷ 앗큳."이ᇴ 유 ᄙᆞᇦ드 마리요, 유ᇐ ᄙᆞᇦ ᅂᅵᆺ!" 애 섿. "ᄋힼᄉᆞᆷ! ᄏힹᇉ 웨잍 투 시 잍!" 인샏 미 ᅂᆞ ᅗᅢᄋᆞᆯ 투 킢 미 고잉 비케임 ᄹᅳ렁ᄀᆞᆯ. 위 ᄝힼᆿ드 인투 ᄋᆞ ᄫᅵᄫᅵᆮ 산셑. 애 레미니ᇨ ᅂᆞ 메ᄆᆞ릿 어ᇴ 파ퟱ 사ᄆᆞᆳ, 플레이잉 렡로 ᄫᅵ디요 게이ᇝ 인 ᅂᆞ ᄏᆕᇐ 쎄읻, 이ᄫᆞᆫ ᅂᅩ ᅂᆞ 산 ᄋᅶᇀ샏 픸드 ᄋힹᇀ 四二 딕릣 ᄋힹᇆ 메ᇐᄐᆞᆮ 에ᇦ리ᅊᅵᆼ 엘릇. Old Hangul Input Method (IME)To type HETRD easily, I created a browser-based web app called the Old Hangul Input Method, which can input all the required letters in the Hangul Jamo Unicode blocks with great ease. It uses the standard Korean dubeolsik keyboard layout and expands it further to cover all of the archaic Hangul letters.https://preview.redd.it/r0c3qfgwa03b1.png?width=1146&format=png&auto=webp&s=3913d3c0375c9a609ba231c56f517e5f1c823474 Without this tool, typesetting all of the archaic Hangul in this article would have been a drudge. In the spirit of open-source, I've published it on Github, where you can download it, open main.html in a browser and type away! Contributions and bugfixes are always welcome. |
2023.05.30 07:40 Bright-Ad-858 General Questions before Booking First Time Cruise / Crown Princess
2023.05.30 07:21 dobbyhi Rule
![]() | submitted by dobbyhi to 196 [link] [comments] |
2023.05.29 19:10 Key-Afternoon-5279 Family trip (first time!) to Costa Rica in July. Advice requested.